Phú Quốc sẽ là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam
Tin Rooty Trip
Phú Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, xây dựng theo mô hình thành phố biển đảo để trở thành động lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang và khu vực ĐBSCL.
Tốc độ tăng trưởng gấp 6 lần bình quân cả nước
So với cách đây 10 năm, tốc độ tăng trưởng của du lịch Phú Quốc phải nói là rất “nóng”. Nếu như năm 2010 Phú Quốc chỉ đón khoảng 300.000 khách, đến năm 2015 hòn đảo này đã đón khoảng 1 triệu lượt khách.
Năm 2019 vừa qua, Phú Quốc đã đón trên 4 triệu triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Năm 2020 này nếu không có dịch COVID-19, dự kiến Phú Quốc sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách.
Hiện đảo Phú Quốc có cảng hàng không quốc tế kết nối với hầu hết cả tỉnh, thành phố lớn trong nước và hơn 20 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi ngày, cảng hàng không Phú Quốc có hàng chục chuyến bay trong và ngoài nước hạ, cất cánh. Hệ thống đường giao thông quanh đảo, xuyên đảo, đường ven biển, khu phố đi bộ… đã được xây dựng đồng bộ.
Phú Quốc đã trở thành điểm đến cực kỳ hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước với hơn 22.000 phòng lưu trú, hơn một nửa có tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Điểm nhấn là các quần thể phức hơp nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế do các tập đoàn lớn đầu tư như: quần thể Vinpearl Phú Quốc, vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc, VinWonder Phú Quốc… của Tập đoàn Vingroup); khu phức hợp JW Mariott ở phía Nam đảo kết hợp thành chuỗi du lịch – giải trí đẳng cấp từ An Thới ra Hòn Thơm với cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (gần 8km) của tập đoàn Sungroup..
Chính thức trình Chính phủ thành lập thành phố Phú Quốc
Giai đoạn 2010-2019, địa Phú Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm trên 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung của cả nước. Hiện chúng tôi đang nổ lực xây dựng Phú Quốc thành TP biển đảo đầu tiên của Việt Nam”- ông Mai Văn Huỳnh, bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Phú Quốc.
Thành phố đảo Phú Quốc sẽ có 2 đô thị trung tâm là Dương Đông và An Thới. Đô thị Dương Đông là trung tâm hành chính, thương mại. Đô thị An Thới là đầu mối giao thông, du lịch sinh thái biển với cảng biển quốc tế.
Đô thị Dương Đông rộng 2.518,9ha được xác định là đô thị trung tâm của đảo Phú Quốc. Dự kiến đến năm 2030 đô thị này sẽ có dân số 240.000 người, trong đó dân di cư từ đất liền ra khoảng 183.000 người, khách du lịch lưu trú khoảng 12.000 người.
Còn đô thị An Thới rộng 1.022ha được định hướng trở thành đô thị cảng quốc tế, là đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch. Ngoài ra còn có các khu công nghiệp nhẹ, trung tâm văn hóa, di tích lịch sử gắn với truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Dự báo đến năm 2030, đô thị An Thới sẽ có trên 70.000 dân.
Theo đề án, thành phố Phú Quốc sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 575,29km2 và quy mô dân số là 177.540 người (giảm về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thổ Châu) với 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 6 xã (Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn). Giảm xã Hòn Thơm do nhập vào thị trấn An Thới để thành lập phường An Thới.
Theo Tuoitre
Bình luận
Để lại bình luận & đánh giá
Đăng nhập để bình luận & đánh giá