7 câu chuyện huyền thoại tại Phú Quốc
Tin mới
Những năm gần đây, Đảo ngọc Phú Quốc dường như lột xác là biến thành một trong những điểm du lịch ấn tượng nhất Việt Nam. Thế nhưng đảo ngọc không chỉ ẩn chứa nhiều khung cảnh thiên nhiên ấn tượng mà còn lưu giữ vô vàn những truyền thuyết dân gian mang đậm sắc màu huyền bí mà ít người biết tới. Hãy cùng Rooty Trip khám phá 7 huyền thoại nổi tiếng nhất tại Phú Quốc nhé!
Truyền thuyết về Giếng Tiên với mạch nước ngọt bí ẩn trăm năm không cạn
Giếng Tiên còn có được gọi là Giếng Ngự hoặc Giếng Gia Long, là một địa điểm hiếm người biết tới của đảo ngọc Phú Quốc. Theo huyền thoại từ xa xưa, vào thế kỷ 18 khi vua Gia Long chạy trốn quân Tây Sơn và đến Phú Quốc.
Chuyện về rất nhiều “Bãi Ngự”
Truyền thuyết về bà Kim Giao của thời kỳ khai mở đất
Bà Kim Giao là một trong những nhân vật xuất hiện ở truyền thuyết mở đất của đảo ngọc Phú Quốc. Hiện tại, chẳng ai biết được quá trình khai mở đất bắt đầu và kết thúc vào lúc nào nhưng có thể thể chắc chắn đó là cả một quãng thời gian dài với rất nhiều sự kiện. Các công việc của thời kỳ mở đất gồm khai phá, xây dựng xóm ấp và các công việc khai thác trên khắp hòn đảo.
Hiện tại, dinh của bà Kim Giao khai khẩn xưa nằm ở hữu ngạn sông Cửa Cạn của Phú Quốc. Người dân địa phương vẫn ghi nhớ công ơn khai mở đất của bà và thờ cúng tại tại Dinh Bà và tổ chức cúng tế vào rằm tháng Giêng Âm lịch. Người Phú Quốc gọi bà Kim Giao với cái tên thân thuộc là “Đồng Bà”. Nơi này cũng là một địa chỉ du lịch tâm linh ở Phú Quốc.Địa chỉ Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu: Đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu), thị trấn Dương Đông.
Huyền thoại Dinh Cậu
Dinh Cậu là một ngôi đền cổ kính nằm tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, cách trung tâm thị trấn chỉ khoảng 200 mét về phía Tây nên việc di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng. Dinh Cậu Phú Quốc từ lâu đã được biết tới là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên đảo.
Dinh Cậu còn được biết đến với tên gọi miếu thờ Long Vương, được xây dựng bởi những người dân miền Trung đầu tiên đặt chân lên đảo vào khoảng thế kỷ thứ 17. Tương truyền rằng khi xưa, những người ngư dân ra khơi thường gặp sóng to, gió lớn. Đột nhiên, họ thấy có một mỏm đá nổi lên nơi cửa biển, cho là mỏm đá thiêng nên đã lập miếu thờ trên chính mỏm đá đó để cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng.
Dinh Cậu Phú Quốc được xây dựng trọn trên một mỏm đá nằm ngay cửa biển Dương Đông. Ngôi đền này được nối với đất liền bằng 29 bậc thang đá. Cửa chính của Dinh quay về hướng Đông và khu vực đại điện được trang trí, bày biện vô cùng đẹp mắt. Bên trong điện có đặt tượng của Chúa và hai cậu được người dân nơi đây tôn thờ, được gọi là cậu Tài và cậu Quý.
Tuy nhiên Dinh Cậu còn có một huyền thoại khác về cái tên của mình. Nhiều bậc kỳ lão được sinh ra trên đảo khẳng định rằng, hồi đầu thế kỷ XX có một người đàn ông lạ xuất hiện tại ngôi miếu Long Vương. Lúc đầu, ông tá túc trong miếu, tự làm các công việc quét dọn, nhang đèn. Ông tịnh khẩu, không nói chuyện mà chỉ ra dấu nên không ai biết quê quán, gốc gác ở đâu. Mọi người chỉ đoán ông là người từ đất liền ra đảo tìm chốn tu hành. Một thời gian sau, ông ta không ở trong miếu nữa mà chui xuống hang dưới lòng hòn đá lớn quy ẩn. Ông dùng đá tự lấp cửa hang. Nhiều người lo ông chết đói đã đem cơm chay đến đặt trước cửa hang nhưng đến ngày sau vẫn thấy còn nguyên. Một ngày nọ, người ta thấy ông ra khỏi hang, trở lên miếu Long Vương tiếp tục công việc của một thủ từ. Lần xuất hiện này, ông chịu nói chuyện nhưng rất kiệm lời. Mỗi khi mở miệng, ông thường tiên tri hậu vận cho những người đến miếu Long Vương lễ bái. Vào những ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng tháng, ông ta tự ngồi giá, lên đồng để phát lộc cho các ngư phủ đến cúng.
Đến những ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng năm ông tổ chức lễ cúng Long Vương. Trong buổi cúng, ông cũng để lên đồng ban phát bùa cầu an, phát tài. Từ đó, dân quanh vùng gọi ông là “Cậu”.
Lễ hội Nghinh Ông
Ngoài ra, lễ hội Nghinh Ông còn diễn ra nhiều hoạt động thú vị khác như: Hát bội, đua thuyền, bắt vịt, trói cua… Tham dự lễ hội Nghinh Ông là cơ hội để du khách hiểu thêm về đời sống văn hóa độc đáo của người dân vùng biển Kiên Giang. Sau khi tham dự các hoạt động của lễ hội, du khách cũng có thể thưởng thức nhiều loại hải sản thơm ngon của Phú Quốc.
Chuyện về giống chó xoáy và cái tên “khuyển vương”
Chó phú quốc là giống khuyển khá quen thuộc với nhiều người Việt. Hiện tại, giống chó này cũng được xếp vào hàng tứ đại doanh khuyển của Việt Nam. Đối với người dân tại đảo ngọc những chú chó trung thành và thông minh này cũng được coi như thành viên của nhiều hộ gia đình.
Dù đã có một số nghiên cứu nhưng hiện vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của chó Phú Quốc. Có rất nhiều huyền thoại ly kỳ về giống “khuyển vương” hay còn được gọi là “sói lửa” này ở Phú Quốc.
Trong thời kỳ Phú Quốc còn nhiều rừng rậm, những chú chó xoáy luôn là bạn đồng hành thân thiết của các thợ săn. Loài khuyển vương này có nhiều khả năng vô cùng đặc biệt như: Chiến đấu tốt, chạy nhanh, đánh hơi được con mồi từ khoảng cách cả km.
Hang dơi trên núi sâu 50m
Hang dơi Phú Quốc nằm ngay trên đầu nguồn của suối Tranh nhưng không phải du khách nào cũng có dịp khám phá nơi này. Để thăm được Hang Dơi, du khách phải đi qua những dốc núi khá hiểm trở. Xen lẫn trong những chặng đường đầy trở ngại mà du khách gặp phải là bao cảm nhận thi vị về không gian chung quanh, với đầy rẫy cỏ cây hoa lá xanh tươi đầy sức sống. Một hành trình nhiều thử thách mang du khách đến với khoảnh khắc tuyệt vời không thể nào quên được khi đứng trước Hang Dơi vừa mang vẻ tĩnh mịch, vừa ẩn chứa vẻ bí ẩn khó diễn tả. Vào trong hang vừa tối, trong khoảng không gian rất khó định hướng, một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến đàn dơi thức giấc, hỗn loạn vụt bay qua đầu du khách ra khỏi hang, và chỉ tích tắc, Hang Dơi lại trở nên im lặng như tờ không còn một bóng dơi nào ở lại.
Khám phá Hang Dơi Phú Quốc là một hành trình cực kỳ thi vị, bởi trong chặng đường chinh phục, mọi diễn biến đều xảy ra quá nhanh khiến du khách vừa hồi hộp vừa rất hứng thú. Vất vả với bao mồ hôi để lên đến được Hang Dơi, chưa kịp cảm nhận hết đặc trưng ở hang thì đã phải trải qua những biến động dồn dập của đàn dơi, rồi lại trở về trạng thái vắng lặng khó tả khi Hang Dơi trống rỗng chẳng còn chú dơi nào. Không gian ở hang lại trở về tĩnh lặng, lặng đến mức có thể nghe được tiếng tiếng gió bị đè nén thỉnh thoảng rít qua vách đá, lùa qua các nhũ đá đầy vẻ kỳ ảo, làm tăng thêm sự bí ẩn thú vị cho Hang Dơi.
Hành trình khám phá Hang Dơi quả thực là một hành trình trải nghiệm đầy thử thách, nhưng cũng không kém phần thú vị hứng khởi, đáng để du khách thử qua nếu như có dịp đến thăm đảo ngọc Phú Quốc.
Bình luận
Để lại bình luận & đánh giá
Đăng nhập để bình luận & đánh giá