Dinh Cậu Phú Quốc – Nơi gắn kết giữa văn hóa và tâm linh trên đảo ngọc
Phú Quốc Chơi Gì
Dinh Cậu Phú Quốc là một di tích lịch sử văn hóa tâm linh có kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của văn hóa dân tộc. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, uy nghi và là điểm đến tâm linh quan trọng của người dân địa phương.
Hãy cùng Rooty Trip khám phá địa điểm tâm linh Dinh Cậu Phú Quốc trong bài viết này!
1. Giới thiệu Dinh Cậu Phú Quốc
1.1. Dinh Cậu ở đâu?
Dinh Cậu là một di tích tọa lạc tại khu phố 2, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một điểm đến, thu hút nhiều du khách.
Dinh cậu Phú Quốc được xây dựng trên các vách đá ven biển lối cửa sông Dương Đông với lối kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, nhờ vào vị thế đắc địa hướng ra biển nên Dinh Cậu sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi mát rất dễ chịu, là một trong những địa điểm du lịch Phú Quốc không thể bỏ qua.
1.2. Dinh Cậu thờ ai?
Dinh Cậu Phú Quốc thờ hai vị thần linh:
- Bà Chúa Cậu (Chúa Ngọc Nương Nương): Vị thần cai quản biển cả, được người dân địa phương tôn kính và tin tưởng. Bà được cho là có quyền năng che chở cho ngư dân trong những chuyến đi biển, bảo vệ họ khỏi sóng gió và tai nạn.
- Cậu Tài và Cậu Quý: Hai vị thần nhỏ tuổi, là con của Bà Chúa Cậu. Hai vị thần này được cho là có khả năng ban tài lộc, may mắn cho người dân.
Ngoài ra, Dinh Cậu còn thờ một số vị thần khác như:
- Quan Công: Vị thần tượng trưng cho sự trung nghĩa, lòng dũng cảm.
- Thần Thành Hoàng: Vị thần cai quản vùng đất, bảo vệ cho người dân địa phương.
- Các vị thần linh khác: Ông Địa, Bà Cô, Táo Quân,…
1.3. Thời điểm đẹp nhất đến thăm Dinh Cậu tại Phú Quốc
Bạn nên đến đây vào ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch vì thời điểm này người dân đang làm lễ cầu ngư. Khi này du khách sẽ có cơ hội hiểu thêm về văn hóa cũng như được hòa mình vào không khí lễ hội cùng người dân.
Ngoài ra, từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc từ tháng 4 đến tháng 6 không khí tại đây mát mẻ, khô ráo rất dễ chịu. Đây cũng là khoảng thời gian phù hợp cho một chuyến du lịch nghỉ ngơi.
1.4. Hướng dẫn cách đi đến Dinh Cậu Phú Quốc
Để đi đến Dinh Cậu, bạn di chuyển về đường Trần Hưng Đạo, rẽ vào Võ Thị Sáu và tiếp tục tới cuối đường. Sau đó, bạn sẽ thấy lối vào Chợ đêm Dinh Cậu và Mũi Dinh Cậu. Bởi vì đường đi không quá khó khăn nên bạn có thể linh hoạt lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy.
2. Lịch sử Dinh Cậu Phú Quốc
Dinh Cậu được xây dựng từ năm 1937, được công nhận di tích cấp tỉnh năm 2012.
Lịch sử Dinh Cậu Phú Quốc là một trong những câu chuyện hấp dẫn thu hút du khách đến thăm nơi này. Theo người dân nơi đây kể lại vào khoảng thế kỷ XVII, người dân Phú Quốc ra khơi thường gặp sóng lớn và nhiều người không thể trở về.
Cho đến một ngày kia, một mỏm đá từ từ hiện ra gần cửa biển và đây là nơi mà ngư dân có thể tìm đến để an trú trong trường hợp đối mặt với biển động mạnh. Vì sự xuất hiện của mỏm đá mà người dân tin rằng đó là nơi thiêng liêng dưới sự bảo hộ của các vị thần. Do đó, họ đã lập miếu thờ và đặt tên là Long Vương. Mỗi khi các ngư dân chuẩn bị ra khơi, họ đều đến miếu để cầu mong chuyến đi được thuận lợi và an toàn.
3. Kiến trúc độc đáo của Dinh Cậu Phú Quốc
- Kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhà rường và đình làng
Miếu Dinh Cậu được xây dựng theo kiểu nhà rường với mái ngói cong cong, bờ nóc cong vút, thể hiện sự thanh thoát, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, dinh cũng có những điểm tương đồng với kiến trúc đình làng Bắc Bộ như hệ thống cột trụ, mái che, thể hiện sự uy nghi, trang trọng.
- Vật liệu xây dựng
Dinh Cậu được xây dựng bằng những vật liệu truyền thống như gỗ, tre, nứa, mái ngói. Qua thời gian, dinh đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc ban đầu.
- Trang trí họa tiết
Các chi tiết trang trí trong dinh mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc như: hình rồng phượng, hoa văn, câu đối,… thể hiện ước vọng về cuộc sống sung túc, bình an.
4. Dinh Cậu Phú Quốc có gì?
4.1. Cầu nguyện
Miếu Dinh Cậu là điểm đến tâm linh quan trọng của người dân địa phương. Du khách đến đây có thể cầu nguyện cho gia đình bình an, làm ăn phát đạt, quốc thái dân an.
Ngoài ra, Dinh Cậu Phú Quốc còn nổi tiếng bởi những câu truyền thuyết ly kỳ được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Trong đó, mỗi dinh thờ đều có câu chuyện đặc biệt chờ du khách khám phá khi đến tham quan.
4.2. Ngắm cảnh hoàng hôn thơ mộng bên cạnh miếu Dinh Cậu
Khi mặt trời chuẩn bị lặn, hình ảnh thơ mộng của hoàng hôn bao phủ khu vực xung quanh Dinh Cậu. Ánh nắng vàng ấm áp của bức tranh hoàng hôn tạo nên một không gian tĩnh lặng, êm dịu. Bên cạnh đó, những tia nắng cuối cùng chiếu rọi lên biển cả đã tạo ra những dải sáng lung linh trên sóng nước.
4.3. Khám phá đồ ăn vặt tại Dinh Cậu Phú Quốc
Khi đến với chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc, bạn sẽ bị choáng ngợp và phấn khích trước những món ăn vặt đậm chất địa phương. Trong đó, bán các món ăn như: bánh tráng nướng, chả chiên, trứng gà nướng, kẹo chỉ, các món nướng, đậu hủ nóng, hay những quán nước mía, dừa, đá me,…
Hay những quán ăn địa phương cũng nằm ở khu vực này của Phú Quốc, nếu bạn có ghé qua thì đừng bỏ lỡ nhé!
4.4. Hòa mình vào lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc
Vào ngày 15 – 16/10 âm lịch hằng năm, Dinh Cậu đều diễn ra lễ hội thờ cúng linh đình với nhiều hoạt động đặc sắc và trò chơi sôi động. Vì vậy nếu bạn có ghé qua Dinh Cậu vào thời điểm này, bạn đừng bỏ lỡ khám phá lễ hội truyền thống đặc sắc này nhé.
5. Truyền thuyết về Dinh Cậu Phú Quốc
Dinh Cậu Phú Quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp và lịch sử hấp dẫn, mà còn bởi 3 truyền thuyết nổi tiếng sau:
- Truyền thuyết về bà Kim Giao của thời kỳ khai mở đất
Bà Kim Giao là một trong những nhân vật xuất hiện ở truyền thuyết mở đất của đảo ngọc Phú Quốc. Theo huyền thoại, bà Kim Giao thuộc hoàng tộc Chân Lạp nhưng vì chính biến nên bà phải trốn đến đảo Phú Quốc. Từ đó, bà đã có công lớn trong việc lãnh đạo khai khẩn, trồng trọt, cải tạo, xây dựng nhà cửa… tại đảo ngọc.
Cũng có huyền thoại lưu truyền, bà Kim Giao từng giúp lương thực cho vua Gia Long – Nguyễn Ánh trong thời gian nhà vua lưu ở đảo để tránh quân Tây Sơn.
- Truyền thuyết mỏm đá thiêng
Trước khi được tu sửa đẹp đẽ như ngày nay thì Dinh Cậu trước kia chỉ là một ngôi miếu cổ đơn sơ. Tương truyền vào thế kỷ 17, khi những người miền Trung đầu tiên đặt chân lên Phú Quốc, họ đã sinh sống bằng nghề đánh cá. Vào thời đó, các ngư dân ra khơi thường xuyên gặp gió to sóng lớn, rất nhiều người ra đi không trở về.
Bỗng một ngày có một mỏm đá thiêng xuất hiện giữa biển và đã đáp vào bờ. Người dân trên đảo xem đó mỏm đá thiêng nên đã lập miếu cầu thần linh bảo vệ. Dân địa phương bắt đầu đến đây cúng dường và quả thật họ đã ra khơi bình an hơn trước. Tiếng lành đồn xa, nhiều người đã biết đến câu chuyện này và đã đến đây cầu nguyện nhiều hơn. Từ đó Dinh Cậu trở thành một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng của đảo ngọc Phú Quốc.
- Truyền thuyết người đàn ông ẩn cư
Theo nhiều bậc bô lão, vào thế kỷ XX có một người đàn ông lạ lui tới sống trong miếu Long Vương. Ban đầu, người này chỉ làm các công việc quét dọn, nhang đèn và chẳng giao tiếp với bất kỳ ai nên không ai biết ông đến từ đâu. Mãi cho đến một thời gian sau, ông ta chui xuống một cái hang lớn, dùng đá bịt miệng hang lại để tu luyện trong đó. Người dân lúc ấy sợ ông chết nên thường xuyên mang thức cơm đến trước cửa hang nhưng qua hôm sau cơm canh vẫn còn nguyên vẹn.
Sau 2 năm tu luyện, người đàn ông này đã quay lại miếu Long Vương và tiếp tục công việc như trước kia. Lần này ông tiếp xúc với dân làng nhiều hơn nhưng vẫn khá kín tiếng. Ông đặc biệt có tài tiên đoán hậu vận, ông thường xem hậu vận cho những ai đến miếu Long Vương bái lễ. Vào ngày 15,16 âm lịch, ông sẽ ngồi giá, lên đồng nhằm phát lộc cho ngư dân đến cúng. Từ đó người dân gọi ông với cái tê thân thuộc là “Cậu”.
6. Kinh nghiệm du lịch Dinh Cậu Phú Quốc
6.1. Giờ mở cửa và giá vé tham quan Dinh Cậu
- Giờ mở cửa: Cả ngày.
- Giá vé tham quan: Miễn phí.
6.2. Trang phục tới Dinh Cậu
Tại một địa điểm tâm linh như Dinh Cậu, du khách cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, trang phục nhã nhặn với màu sắc không quá nổi bật. Lưu ý không nên mặc quần, áo và váy quá ngắn trên đầu gối.
6.3. Các nội quy khi vào Dinh Cậu Phú Quốc
Khi tham quan Dinh Cậu Phú Quốc, bạn cần tuân thủ các nội quy sau:
- Không chụp ảnh, quay phim trong dinh.
- Không gây mất trật tự, ồn ào.
- Không phá hoại cảnh quan, xả rác bừa bãi.
6.4. Khách sạn nào gần Dinh Cậu?
Dưới đây là 3 khách sạn Rooty Trip gợi ý để bạn tham khảo
Seashells
- Địa chỉ: 01 Đường Võ Thị Sáu, TT. Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
- Điện thoại: 0297 7300 999
- Khách hàng đánh giá: 4,4 sao
M Hotel
- Địa chỉ: 46 Đường Trần Hưng Đạo, Cửa Lấp, Phú Quốc, Kiên Giang
- Điện thoại: 0297 3618 686
- Khách hàng đánh giá: 4,4 sao
An Phú Hotel
- Địa chỉ: 185 Đ. 30 Tháng 4, TT. Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
- Điện thoại: 0297 3898 777
- Khách hàng đánh giá: 4,3 sao
6.5. Một số địa điểm du lịch gần Dinh Cậu Phú Quốc
Bên cạnh Dinh Cậu Phú Quốc, bạn có thể ghé Dinh Bà Phú Quốc cách khoảng 3 phút đi bộ. Vì nằm gần nhau nên Dinh Cậu và Dinh Bà là hai địa điểm tâm linh được du khách lựa chọn cùng nhau.
Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như: bãi Ông Lang, làng chài Hàm Ninh, vườn tiêu Phú Quốc, bãi Sao, Ngọc trai Ngọc Hiền,…
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Phú Quốc thu hút sự quan tâm của du khách nhờ những khu vui chơi giải trí hiện đại, sôi động:
- VinWonders Phú Quốc: Đây là công viên chủ đề lớn nhất tại Việt Nam với 6 phân khu và 12 chủ đề khác nhau.
- Vinpearl Safari Phú Quốc: Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã có quy mô lớn nhất Việt Nam, bảo tồn hơn 3000 cá thể động vật thuộc hơn 150 loài và một số loài động vật quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới.
- Cáp treo Hòn Thơm: Trải nghiệm cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới và ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp hoang sơ thơ mộng của Hòn Thơm
Dinh Cậu Phú Quốc là địa điểm kết hợp truyền thuyết lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội, đồ ăn ngon. Vì vậy, nơi đây là điểm đến hoàn hảo tại Phú Quốc mà bạn không nên bỏ qua. Hãy xách vali và tới đảo ngọc ngay để được chiêm ngưỡng công trình tâm linh trăm năm tuổi này!
Bình luận
Để lại bình luận & đánh giá
Đăng nhập để bình luận & đánh giá