Top 5 chùa nổi tiếng ở Phú Quốc nhất định nên ghé qua
Phú Quốc Chơi Gì
Phú Quốc hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Kiên Giang. Không chỉ có những bãi biển đẹp, khung cảnh nên thơ, lãng mạng mà còn có những ngôi chùa nổi tiếng vô cùng linh thiêng. Đây chính là điểm nhấn khó quên trong chuyến du lịch tham quan đảo ngọc Phú Quốc. Và không làm mất quá nhiều thời gian của các bạn, Rooty Trip xin điểm qua các chùa Phú Quốc “đẹp và linh thiêng” ngay sau đây nhé!
1. Tại sao Phú Quốc là điểm đến tâm linh nổi bật?
- Sự đa dạng về chùa chiền và tính ngưỡng: Không chỉ nổi tiếng với các ngôi chùa Phật giáo mà còn có nhiều đền thờ dân gian như Dinh Cậu nơi thờ các vị thần bảo hộ cho những chuyến ra khơi.
- Kết hợp giữa du lịch và tâm linh: Với vị trí trên các ngọn núi và ven biển, các chùa ở Phú Quốc mang lại nhiều trải nghiệm vừa chiêm bái vừa thư giãn giữa thiên nhiên. Điều này giúp Phú Quốc trở thành nơi tìm về sự cân bằng tinh thần trong hành trình du lịch.
- Kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa lâu đời: nhiều chùa như chùa Sùng Hưng Cổ Tự được xây dựng từ thế kỷ trước và được trùng tu nhiều lần mang theo dấu ấn kiến trúc cổ Việt Nam. Nên tạo cảm giác trang nghiêm và thanh tịnh.
- Lễ hội và sự kiện tôn giáo: Một số chùa tổ chức các lễ hội và nghi thức đặc biệt như lễ cầu an hoặc lễ Phật Đản, thu hút đông đảo du khách và Phật tử. Nên đây cũng là dịp giúp hiểu được sâu hơn về văn hóa và tín ngưỡng địa phương.
2. Những ngôi chùa nổi tiếng ở Phú Quốc?
2.1. Chùa Hộ Quốc
Nằm thu mình giữa núi rừng hùng vĩ, du khách đến với chùa Hộ Quốc sẽ cảm nhận được vẻ thanh tịnh, tĩnh mịch và đẹp như tranh vẽ. Mặc dù mới được khánh thành chưa lâu (từ năm 2012) nhưng cho đến nay, ngôi chùa đã thu hút được rất nhiều du khách thập phương tới tham quan và ngắm nhìn khung cảnh hữu tình, lãng mạng.
Để có thể đến với chùa Hộ Quốc, du khách đi từ thị trấn Dương Đông về hướng nhà tù Phú Quốc. Và cách đường rẽ vào Bãi Sao khoảng 1km phía bên tay trái có một lối rẽ nhỏ để lên chùa Hộ Quốc. Đứng từ sân chùa, du khách sẽ nhìn thấy cảnh biển xanh đẹp ngay trước mắt. Chính giữa sân có một bức tượng Phật được tạc bằng ngọc bích nguyên khối vô cùng tinh xảo.
Địa chỉ: ấp Suối Lớn, Dương Tơ, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.2. Chùa Hưng Quốc Tự (chùa Phước Thiện)
Ngôi chùa hơn 60 năm tuổi này (từ năm 1952) là điểm đến tâm linh được nhiều người biết tới khi tới Phú Quốc. Với vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tìm nên du khách có thể dễ dàng lui tới viếng thăm. So với các ngôi chùa ở Phú Quốc, chùa Hưng Quốc Tự không chỉ tuổi đời dài mà còn có lối kiến trúc vô cùng đẹp mắt với tông màu vàng xanh kết hợp.
Đển đến với chùa Hưng Quốc, du khách đi dọc đường Cách mạng tháng Tám về hướng Tây. Đi hết đường đến ngã ba rẽ trái vào đường Trần Phú. Đi thêm 700m nữa rẽ trái vào Mạc Cửu – Nguyễn Trung Trực là tới chùa.
Địa chỉ: Khu phố 4, đường Nguyễn Trung Trực, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc.
2.3. Chùa Sùng Hưng (chùa Phật)
Theo những dữ liệu ghi chép thì đây là ngôi chùa cổ nhất tại Phú Quốc. Du khách đến thăm chùa sẽ choáng ngợp trước vẻ nguy nga, tráng lệ, khuôn viên thì rộng rãi, thoáng mát. Cho tới hiện nay, ngôi chùa đã được trùng tu 2 lần năm 1924 và 1960.
Bên ngoài chùa là tường rào có Tam quan lợp ngói hình lượn sóng được trang trí rồng phượng đẹp mắt. Ở giữa sân chùa có tượng Bồ Tát Quan Âm đứng trên hồ nước. Còn ở chánh điện thì được bày trí tôn nghiêm cùng với nhiều pho tượng được điêu khắc tinh sảo tạo nên một không gianh linh thiêng.
Không chỉ là nơi để các phật tử tới hành lễ, chùa Sùng Hưng còn là nơi giữ nhiều hiện vật có giá trị. Trong đó có Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn được sơn son thiếp vàng, những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng,…
Cũng chính nhờ quy mô cũng như kiến trúc độc đáo mà chùa Sùng Hưng đã trở thành cụm văn hóa tâm linh dành cho người dân huyện đảo.
Địa chỉ: đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc.
2.4. Chùa Sư Muôn (chùa Hùng Long Tự)
Nằm thu mình trên triền núi Điện Tiên, chùa Sư Muôn là điểm đến tâm linh lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi tới Phú Quốc. Đến với ngôi chùa, du khách như bước vào một thế giới khác lạ, xung quanh đều là cây cỏ tạo nên một không gian thoáng mát, thoải mái.
Cách thị trấn Dương Đông khoảng 5km, du khách chỉ mất có vài phút đi xe là có thể tới được đây. Ở sân chùa có đặt một bức tượng Quan Âm tọa trên tòa sen xanh, còn hai bên là hai khối đá tự nhiên mang hình dáng “rồng chầu, hổ phục” lạ mắt.
Ngôi chùa Sư Muôn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Nền đá cao 3m, còn bên trong thì được bày trí đơn giản với tượng Phật tổ và các vị Bồ tát. Đứng từ chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian núi rừng hùng vĩ, bốn bề là thảm cỏ tranh xanh mướt tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp mắt.
Địa chỉ: Ấp Suối Đá, xã Dương Tơ, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.5. Chùa Thánh Thất Dương Đông (chùa Cao Đài)
Tọa lạc trên một núi cao, để đến được đây thì du khách phải leo qua nhiều bậc thang trên con dốc cao dựng đứng. Do đó mà chùa Thánh Thất Dương Đông còn được người dân gọi với cái tên quen thuộc là chùa Cao. Nếu bạn có dịp tới Phú Quốc thì không bỏ lỡ cơ hội ghé qua nơi này nhé.
Ngôi chùa này được xây dựng trên nền cũ của chùa Quan Âm ngày xưa do chiến tranh tàn phá. Ngày nay, trong khuôn viên Thánh Thất Dương Đông có một âm nhỏ như là một kỷ niệm của chùa Quan Âm. Cổng chùa được lợp mái gạch đỏ, cổng bên trái dành cho nữ giới, còn bên phải là dành cho nam.
Địa chỉ: 40 Nguyễn Trãi, Thị Trấn Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
3. Hướng dẫn tham quan và cúng bái tại chùa Phú Quốc
3.1. Nên đi chùa vào thời điểm nào?
- Sáng sớm hoặc chiều muộn: Đây là thời gian lý tưởng vì thời tiết mát mẻ, dễ chịu, không quá đông đúc, và bầu không khí thanh tịnh phù hợp cho việc hành lễ.
- Các dịp lễ tôn giáo quan trọng:
- Rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười (Âm lịch): Những ngày này rất nhiều Phật tử đến chùa làm lễ, tạo cơ hội trải nghiệm không khí lễ hội và tín ngưỡng.
- Lễ Phật Đản (tháng 4 âm lịch): Nhiều chùa ở Phú Quốc tổ chức lễ hội lớn.
- Mùa khô (tháng 11 đến tháng 4): Thời gian này thời tiết thuận lợi cho việc di chuyển và khám phá chùa cũng như các điểm tham quan khác trên đảo.
3.2. Lưu ý khi viếng thăm chùa ở Phú Quốc
Trang phục
- Mặc trang phục lịch sự, kín đáo: Tránh quần áo ngắn, hở vai, váy ngắn. Đặc biệt không nên đi dép lê khi vào khu vực chính điện.
- Nên mang theo áo khoác nhẹ nếu bạn đến vào sáng sớm hoặc tối muộn.
Quy tắc ứng xử trong chùa
- Giữ im lặng: Tránh nói chuyện lớn tiếng trong khuôn viên chùa để giữ không gian thanh tịnh cho những người cầu nguyện.
- Đi nhẹ, nói khẽ: Khi vào lễ Phật, nên cúi chào tượng Phật và các bậc thầy, thể hiện sự tôn trọng.
Cúng bái
- Chuẩn bị lễ vật đơn giản: Hoa tươi, trái cây và nhang là những lễ vật thường được dùng khi dâng lên Phật. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng lễ vật xa xỉ hoặc động vật sống.
- Lễ đúng cách: Khi cúng, hãy thắp nhang, chắp tay, cầu nguyện và hành lễ với tâm hồn chân thành, không nên cầu xin quá nhiều về tài lộc.
- Quyên góp hoặc làm công đức: Nhiều người đến chùa thực hiện công đức bằng cách quyên góp tùy tâm.
Chụp ảnh và quay phim
- Hỏi trước khi chụp ảnh tại các khu vực nhạy cảm, đặc biệt trong chính điện và các không gian thiêng liêng. Không nên chụp ảnh trong lúc người khác đang cầu nguyện.
Đi lại trong chùa
- Nên đi theo chiều thuận khi tham quan để tránh gây cản trở người khác. Thông thường, các chùa ở Phú Quốc có lối đi riêng dành cho du khách và lối đi dành cho Phật tử hành lễ.
Hi vọng qua bài viết Top 5 chùa Phú Quốc nổi tiếng và linh thiêng giúp bạn có thêm những địa điểm du lịch thú vị tại Phú Quốc. Chúc bạn có một chuyến đi thật ý nghĩa và vui vẻ!
Bình luận
Để lại bình luận & đánh giá
Đăng nhập để bình luận & đánh giá